• Hotline: (024) 85 87 43 00
  • info@hcviet.com

Phần mềm quản lý bán hàng online


.HỆ THỐNG:

1. Cấu hình hệ thống: Dùng để thay đổi địa chỉ quán, điện thoại, chạy chữ sologan của quán

2. Thư viện hình ảnh: Nhằm thay đổi các hình ảnh trên Top benner hoặc hình ảnh khi đăng nhập vào và có thể thay hình ảnh của quán mình vào theo kích thước ảnh đã ghi rõ trong phần mềm.

II. QUẢN LÝ BÁN HÀNG:

    Tìm kiếm: Sẽ giúp bạn tìm kiếm được doanh thu theo ngày, tháng, theo thu ngân, theo bàn
    Đăng ký nhập bàn:

2.1. Giờ vào: Phần mềm sẽ mặc định khi đăng nhập

2.2.  Số bàn: Thu ngân sẽ nhập bàn theo Oder của nhân viên

2.3. Số khách: Thu ngân nhập số khách vào nhằm kiểm soát ngày hôm đó, tháng đó có bao nhiêu khách đã sử dụng sản phẩm, dịch vụ của quán mình để Quản lý có kế hoạch nắm bắt được tình hình hoạt động của quán

2.4.  Chọn Menu: Thu ngân sẽ chọn Menu theo Oder của nhân viên.

    Chọn bàn thanh toán: Giờ ra phần mễm sẽ mặc định khi thu ngân chọn nút chấp nhận, nếu có gì cần giải thích về bàn đó thu ngân sẽ ghi vào phần ghi chú, nếu chiết khấu bàn này thu ngân sẽ chọn tỷ lệ chiết khấu, nếu khách có gọi thêm đồ thu ngân sẽ chọn thêm theo Oder của nhân viên. Sau đó, thu ngân sẽ tích vào ô thanh toán để chuẩn bị in hóa đơn
    Chọn bàn in hóa đơn: Khi thu ngân đã chấp nhận thanh toán bàn đó thì sẽ hiện ra bàn in và thu ngân chọn in Oder hoặc thu ngân có thể chọn cách in kiểu khác bằng cách chọn phần xem sẽ hiện ra In Oder.
    Xuất báo cáo: Nhằm biết được thống kê thu, chiết khấu sản phẩm, hóa đơn như thế nào theo ngày, tháng, năm

III. QUẢN LÝ SỐ BÀN: 
Nhằm tạo ra các tầng mới hoặc khu mới và bàn mới. Nếu quán café có nhiều tầng thì nên phân ra số bàn theo tầng kiểu như sau nhằm tránh hiện tượng nhầm lẫn cho nhân viên. VD Tầng1 gọi A, Tầng2–B; Tầng 3–C; Tầng4-D thì trong các tầng sẽ có các bàn tùy theo số bàn của từng tầng VD như Bàn A1,A2,A3… Bàn B1, B2,… Bàn C1,C2, …là số thứ tự của các bàn trong tầng 1,2,3…).

IV. QUẢN LÝ THỰC ĐƠN: 
Nhằm tạo ra các thực đơn mới, giá mới theo ý người sử dụng. Lưu ý đặc biệt: Khi muốn kiểm soát một sản phẩm nào đó trong kho hàng thì khi tạo một thực đơn mới sản phẩm đó phải tạo kho hàng trước và khi tạo thực đơn mới phải chọn phần để trong kho của kho hàng đó thì hệ thống sẽ tự động kiểm soát được kho hàng.
VD khi muốn tạo thực đơn Bia Tiger thì trước đó sẽ phải vào tạo Bia Tiger ở kho trước rồi sau đó mới tạo thực đơn Bia Tiger và nhớ phải chọn Thực đơn Bia Tiger nằm trong kho Bia Tiger.

V. QUẢN LÝ KHO:
Nhằm kiểm soát được toàn bộ số lượng, đơn giá, thành tiền: hàng nhập, xuất, tồn, như thế nào để quản lý có kế hoạch nhập hàng.

VI. QUẢN LÝ QUỸ TIỀN MẶT: 
Bao gồm toàn bộ thu bán hàng, thu thêm, nhập hàng, chi thêm và Quỹ tiền mặt còn tồn lại bao nhiêu của thu ngân

VII. QUẢN LÝ NHÂN VIÊN: 
Giúp cho người quản lý tạo ra tài khoản cho các bộ phận dưới quyền của mình như thu ngân, thủ quỹ, thủ kho, bộ phận nhập hàng, kế toán… 


Trân trọng!.

Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết

Hotline:04.8587.4300

Mr. Cảnh: 0936 433 768